Để trỏ tên miền về server của mình thì có thể làm theo cách đơn giản nhất là sửa bản ghi A trong DNS để trỏ về IP của máy chủ. Tuy nhiên trong bài này mình sẽ hướng dẫn luôn cách tạo ra địa chỉ DNS cho riêng mình, ví dụ [textmarker color=”247BFF”]ns1.vnsudo.com[/textmarker] và [textmarker color=”247BFF”]ns2.vnsudo.com[/textmarker] chẳng hạn.
[alert color=”orange” type=”alert-message-background” title=”Lưu ý” size=”small”]Bài hướng dẫn này phụ thuộc vào nhà cung cấp domain của bạn có hỗ trợ đăng ký Nameserver hay không. AZDIGI, Namecheap và Godaddy đều có hỗ trợ nên mình sẽ hướng dẫn trong bài này.[/alert]Đăng ký Nameserver
Để đăng ký Nameserver sẽ phụ thuộc vào nhà đăng ký tên miền của bạn có hỗ trợ hay không, điều này bạn có thể hỏi trực tiếp với nhà cung cấp của bạn. Nếu bạn đăng ký domain tại AZDIGI, Godaddy hoặc Namecheap thì xin chúc mừng bạn, bạn sẽ được hướng dẫn trong bài này.
Công việc chúng ta cần làm ở đây là sẽ đăng ký 2 nameserver là ns1 và ns2 rồi trỏ nó đến IP máy chủ của mình.
[tabs style=”2″] [/tabs] [alert color=”orange” type=”alert-message-background” title=”Lưu ý sau khi đăng ký Nameserver” size=”small”]Nameserver của bạn đăng ký có thể phải cần đợi vài giờ cho đến một ngày để nó cập nhật. Nếu bạn muốn nhanh hơn, hãy thử đổi DNS của máy tính và xóa cache DNS trên máy tính.[/alert]Thiết lập DNS trên VestaCP
Sửa địa chỉ DNS mặc định của User
Sau khi tạo xong, bạn hãy sửa lại DNS mặc định của tất cả Users trên VestaCP, kể cả user admin.
Đổi hai địa chỉ DNS mặc định lại.
Thêm domain và thiết lập DNS
Ở trên chúng ta đã đăng ký Nameserver và đổi địa chỉ mặc định của user sang địa chỉ DNS cần đăng ký. Tuy nhiên DNS của bạn vẫn chưa hoạt động do domain vnsudo.com của mình chưa được thêm vào VestaCP mà chỉ có mỗi hostname thôi. Bây giờ chúng ta sẽ thêm domain chính này vào bằng cách truy cập vào mục Web và ấn nút màu xanh để thêm.
Kế tiếp nhập domain chính vào, lưu ý chọn địa chỉ IP là IP mà người khác có thể truy cập vào chứ không phải IP nội bộ nhé (IP ngắn nhất).
![[VestaCP - Phần 2] Tạo DNS riêng để trỏ tên miền về server 49 Nhập thông tin domain cần thêm vào.](https://themewordpress.com.vn/wp-content/uploads/2023/04/dns-rieng-vestacp-02.jpg)
Nhập thông tin domain cần thêm vào.
Sau đó vào mục DNS và chọn DNS của domain vừa thêm rồi nhấn edit.
Sửa template thành [textmarker color=”247BFF”]child-ns[/textmarker].
Sửa địa chỉ DNS mặc định của Package
Bạn vào phần [textmarker color=”247BBF”]Package[/textmarker], tiến hành sửa địa chỉ DNS mặc định của tất cả các package có trong đó.
Đổi địa chỉ DNS mặc định thành DNS của bạn.
Làm tương tự với các package khác.
Kiểm tra DNS đã hoạt động chưa
Để kiểm tra xem các Nameserver của bạn đã hoạt động chưa, hãy thử ping lần lượt hai DNS của bạn, nếu nó trả về tín hiệu gồm IP của máy chủ là thành công.
Và bạn thử truy cập vào domain chính của bạn (đã trỏ về DNS của bạn) xem có vào được trang chào mừng của VestaCP không, nếu truy cập không được bạn cần đợi thêm vài giờ nữa nhé.
![[VestaCP - Phần 2] Tạo DNS riêng để trỏ tên miền về server 55 Thông báo trỏ domain thành công](https://themewordpress.com.vn/wp-content/uploads/2023/04/vestacp-dns-worked.jpg)
Thông báo trỏ domain thành công
Hoặc có một cách khác để kiểm tra xem bạn đã thiết lập DNS chính xác là truy cập vào trang intodns.com và gõ domain chính ra kiểm tra. Nếu không có lỗi (màu đỏ) nào ở Parent, DNS, SOA, WWW thì ok. Còn phần MX có thể sẽ bị lỗi Reverse MX A records (PTR) nhưng không sao.
Trỏ domain khác về hosting server
Sau này khi bạn thêm domain vào, cứ sửa DNS của nó và trỏ về hai địa chỉ DNS của bạn đã tạo trong bài này nhé.
Và ở bài tiếp theo, mình sẽ hướng dẫn thiết lập lại SSL của trang quản trị để chúng ta có thể truy cập mà không bị thông báo lỗi bảo mật.
Xem tiếp bài trong serie
Phần trước: [Vestacp – Phần 1] Hướng dẫn cài đặt VestaCPPhần kế tiếp: [VestaCP – Phần 3] Thêm SSL cho trang quản trị VestaCP với Let’s Encrypt